Chó ngày càng chiếm được nhiều tình cảm của con người bởi sự đáng yêu, thân thiện và thông minh. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe cho người bạn nhỏ này cũng rất quan trọng, bao gồm tiêm cho chó. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc về việc “Có nên tiêm phòng cho chó hay không? Gồm những mũi tiêm nào?” giúp các bạn.
Có nên tiêm phòng cho chó không?
Theo các chuyên gia thú y cho biết, tiêm phòng cho chó là vô cùng quan trọng. Chó từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, cũng cần được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Loài chó có nhiều căn bệnh phức tạp dẫn đến bị đe dọa tính mạng và sức khỏe. Do đó, bạn cần có kiến thức đầy đủ về cách tiêm cho chó để không bỏ sót bất kỳ mũi tiêm nào.
Tiêm cho chó sẽ giúp ngăn ngừa các loại virus có hại tấn công. Đây chính là biện pháp tốt nhất giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại các mầm bệnh cho thú cưng của bạn.
Đặc biệt, bệnh dại ở chó được xếp vào loại nguy hiểm nhất, không chỉ ảnh hưởng đến thú cưng mà còn gây nguy hiểm trực tiếp đến người tiếp xúc.
Vì thế, hiểu được cách tiêm chó giúp bảo vệ thú cưng khỏi một số bệnh đặc biệt nguy hiểm như bệnh Care, Parvo và nhiễm trùng đường hô hấp, giảm tỷ lệ chó nhiễm bệnh xuống mức thấp. đồng thời giúp người nuôi chó tránh những phương pháp điều trị tốn kém.
Chó cần tiêm những mũi thuốc nào?
Thông thường, chó chỉ cần tiêm vaccine chính là vaccine Care, Parvo, Viêm gan và bệnh dại. Ngoài ra, chó cũng có thể xem xét tiêm các loại vaccine phụ như ho, sốt ve, cúm… tùy theo thói quen và môi trường sinh sống.
-
Virus Care gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp và hệ thần kinh trung ương của chó.
-
Virus Parvo làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và chất lỏng của chó. Lúc này, thú cưng sẽ bị mất nước nhanh chóng và yếu dần đi, rồi chết.
-
Virus viêm gan sẽ phá hoại gan của chó.
-
Bệnh dại gây viêm não ở chó.
-
Vaccine phụ không bắt buộc tiêm, nhưng vẫn rất cần thiết nếu bạn muốn thú cưng được bảo vệ khỏe mạnh.
Lịch tiêm thuốc ngừa cho chó
Lịch tiêm thuốc ngừa cho chó có vai trò quan trọng và là giải pháp tối ưu nhất giúp thú cưng phòng chống được các căn bệnh nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm hay bệnh không có thuốc chữa. Vậy lịch tiêm thuốc ngừa cho chó như thế nào là hợp lý?
-
Mũi tiêm 1:
-
Thời gian: 6 – 8 tuần tuổi, sau khi dứt sữa mẹ.
-
Mũi 5 bệnh: virus Care, virus Parvo, Viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó, Phổi cúm.
-
-
Mũi tiêm 2: Không được tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần kể từ khi tiêm mũi 1.
-
Thời gian 10 – 12 tuần tuổi.
-
Mũi 7 bệnh: virus Care, virus Parvo, Viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó, Phổi cúm, virus Lepto, virus Corona.
-
-
Mũi tiêm 3: Không được tiêm sớm hơn 3 tuần và muộn quá 4 tuần sau khi tiêm mũi 2.
-
Thời gian: 14 – 16 tuần tuổi.
-
Mũi 7 bệnh.
-
-
Tiêm phòng bệnh dại cho chó:
-
Thời gian: 13 tháng.
-
Tiêm phòng bệnh dại không liên quan tới các mũi tiêm trước.
-
Nhắc lại mũi tiêm phòng bệnh dại mỗi năm cho chó.
-
Một số lưu ý khi đưa chó đi tiêm thuốc
Theo camnangthucung.com, khi đưa chó đi tiêm thuốc cần lưu ý một số điểm sau:
-
Trước khi tiến hành tiêm thuốc, cần kiểm tra tình trạng sức khỏe và đo thân nhiệt cho chó, nên thực hiện trước 3 ngày.
-
Không nên tiêm thuốc cho chó khi đang có biểu hiện bệnh lý. Chẳng hạn: sốt. tiêu chảy, suy giảm hệ miễn dịch, chán ăn, nôn mửa…
-
Nên tiêm tại phòng khám, bệnh viện thú y uy tín, chất lượng, không nên tự tiêm phòng cho chó tại nhà khi chưa có kinh nghiệm.
-
Sau khi tiêm, cần theo dõi tình trạng sức khỏe thú cưng khoảng 1 tuần, lưu ý không tắm rửa mà nên dùng khăn ấm lau người cho chó, và hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ tanh, sữa cho chó.
-
Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường sau tiêm, hãy đưa chó của bạn đến cơ sở thú y để thăm khám ngay lập tức.
-
Có thể tiến hành tẩy giun cho chó sau khi tiêm thuốc 1 tuần.
Qua bài viết trên đây, hy vọng các bạn hiểu được việc tiêm phòng cho chó quan trọng như thế nào. Tiêm phòng cho chó vừa đảm bảo tuổi thọ của thú cưng vừa bảo vệ sức khoẻ của những người trong gia đình. Chúc các bạn có những phút giây ý nghĩa và an lành bên cạnh chú chó cưng của mình!
Nguồn: camnangthucung.com