Được dịp lái xe liền tù tì 7 tiếng, tôi ngồi nghe full podcast của Lex Fridman trò chuyện với Pieter Levels – Founder/Developer đằng sau 1 loạt start-up web app với tổng doanh thu $3M/năm.
Tôi xin tự nhận mình là 1 indie dev mới chớm giữa lúc mông lung không biết
– học dev bằng ngôn ngữ nào
– học dev để làm gì
– bắt đầu từ đâu,… thì chiếc podcast này đã giải đáp mọi câu trả lời cho tôi.
Giới thiệu qua về Pieter Levels: một mình code hơn 40 dự án trên 1 chiếc macbook trong khi đi khắp thế giới bằng HTML, jQuery, PHP, SQLite (những ngôn ngữ mà có lẽ cộng đồng dev web app khi nhắc tôii sẽ hơi “kì thị” vì giờ có rất nhiều framework)
Phần lớn quá trình “học” không đến từ việc chọn lựa ngôn ngữ để học. Nghe rất hiển nhiên nhưng thực tế người mới thường gặp tâm lý “mắc kẹt” khi phải cân nhắc giữa các lựa chọn, xem hết các video dạng “ngôn ngữ lập trình nên học vào 2024″… trên YouTube mà không thực sự “học”. Pieter Levels truyền cảm hứng cho tôi là nên bắt đầu với việc bắt tay vào làm các dự án và thực sự “học” qua việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Bài học: Ngôn ngữ nào cũng được, miễn là bắt tay vào làm. Số giờ thực sự lập trình mới quan trọng chứ không phải số giờ ngồi lướt YouTube
Sau khi bắt tay vào làm dự án qua Python một thời gian thì tôi nhận ra điểm chung của các dự án tôi theo đuổi: mobile app trên iPhone hoặc iPad (vì các ý tưởng tôii từ việc làm app để hỗ trợ cuộc sống của những người thân xung quanh tôi) nên tôi tìm hiểu và chọn ngôn ngữ lập trình SwiftUI của Apple.
2/ Học dev để làm gì?
Sau 2 năm kinh doanh nghỉ dưỡng, kinh doanh về truyền thông media thì tôi nhận ra mình luôn có đam mê giải quyết các vấn đề bằng logic và dữ liệu. Thậm chí đam mê tôii mức “ngốn” nhiều thời gian vào nó mặc dù thâm hụt doanh thu. tôi yêu việc dành hàng chục giờ đồng hồ xây dựng và thiết kế các tính năng để thuận lợi cho người dùng có trải nghiệm tốt. Mỗi khi Mơ (em gái tôi) nói vu vơ: “ước gì có phần mềm nào có thể….” là tôi lại dành không gian trong đầu để suy nghĩ cách biến nó thành hiện thực.
Trong podcast, Pieter được hỏi “làm thế nào để anh chọn ý tưởng tốt trong số các ý tưởng mà anh có?”, tôi đã rất bất ngờ khi nghe câu trả lời: “I don’t”
Pieter Levels không dành thời gian cân nhắc các ý tưởng mà sẽ lao vào làm, “có những dự án không thể kiếm ra tiền và cũng không nên kiếm ra tiền” là câu trả lời của Pieter.
3/ Bắt đầu từ đâu?
Pieter Levels là 1 KOL cho lối sống “digital nomad” – những kẻ du mục trong thời đại số (những người làm việc từ xa, sử dụng công nghệ để làm việc trực tuyến trong khi liên tục di chuyển giữa các địa điểm khác nhau trên khắp thế giới). Pieter có đặc biệt nói về trầm cảm khi ở trong môi trường xã hội không có kết nối với những người “giống” mình. Việc bắt đầu mà không có 1 cộng đồng có lẽ là điều rất đáng sợ với rất nhiều người và với tôi cũng không phải ngoại lệ.
Điều đó thúc đẩy Pieter xây dựng nomadlist – một trang web có danh sách các thành phố đáng đến trên thế giới cho cộng đồng “digital nomad”. Xem đến đoạn này tôi cũng thấy yên tâm hơn trên con đường mình chọn khi tôi bắt đầu bằng việc kết nối với những người có chuyên môn, dần dần xây dựng 1 mạng lưới network những người bạn, người “đồng nghiệp” hay mentor có thể hỗ trợ tôi trên hành trình của mình. Tương lai bớt đáng sợ hơn khi mình tìm được 1 vài người như vậy.
Lê Xuân Lộc – J2TEAM Community